Bật mí những cách phòng và điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi
Bật mí những cách phòng và điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Người cao tuổi rất dễ mắc các bệnh như đột quỵ, táo bón, đau lưng hay tiểu đường. Trong số đó, bệnh tiểu đường ở người cao tuổi chiếm tỷ lệ khá cao. Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) có thể gặp ở hầu hết mọi lứa tuổi với nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là ở người cao tuổi với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Bệnh này là một bệnh rất phổ biến. Đây là nhóm người có nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường như hạ đường huyết, suy thận, bệnh tim…. Việc điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi cũng khó khăn hơn.

Bệnh tiểu đường ở người già

Cơ thể chúng ta chuyển hóa thực phẩm chúng ta ăn thành đường. Được gọi là glucose, để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Để sử dụng glucose làm năng lượng, cơ thể chúng ta cần insulin, một loại hormone giúp glucose đi vào tế bào.

Bệnh tiểu đường (còn gọi là đái tháo đường) là bệnh lý mãn tính. Đặc trưng bởi mức đường huyết cao (lượng đường trong máu) do cơ thể không có khả năng sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin đúng cách hoặc cả hai.

Bệnh tiểu đường ở người già

Bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ mắc cao ở những người:

  • Trên 45 tuổi và mắc huyết áp cao;
  • Trên 45 tuổi và bị thừa cân;
  • Trên 45 tuổi và có người thân trong gia đình mắc (từng mắc) đái tháo đường;
  • Trên 55 tuổi;
  • Tiền sử đau tim;
  • Có bệnh tim;
  • Có hoặc từng xét nghiệm đường máu ở mức cao hơn mức bình thường;
  • Có hoặc đã có lượng đường trong máu cao trong thai kỳ (tiểu đường thai kỳ);
  • Có hội chứng buồng trứng đa nang và thừa cân.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường

Ða số các bệnh nhân tiểu đường cao tuổi thuộc type 2. Việc chẩn đoán được các bệnh nhân này là tương đối khó khăn do các biểu hiện của bệnh thường không có hoặc không điển hình.

Ví dụ, bệnh nhân không uống nhiều do không hoặc rất ít khát. Ngược lại họ thường phàn nàn vì thấy yếu mệt, sút cân hoặc hay bị nhiễm trùng…

Với nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Việc phát hiện sớm bệnh tiểu đường chính là biện pháp phòng bệnh tốt nhất.

Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ làm giảm mức độ hoặc ngăn chặn các biến chứng của bệnh gây ra cho sức khỏe. Đó có thể là các biến chứng như giảm thị lực, thậm chí mù lòa, cắt cụt chi dưới do bệnh mạch máu ngoại vi, bệnh thần kinh và bệnh nhiễm trùng, bệnh thiếu máu cơ tim, tai biến mạch máu não và suy thận…

Biện pháp phòng chữa bệnh tiểu đường cho người cao tuổi

Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị sớm sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người cao tuổi. Theo đó, mọi người nên học cách phòng bệnh như sau:

Nên rèn luyện sức khỏe, khống chế ăn uống một cách thỏa đáng

Người già nên tích cực tham gia rèn luyện thể lực tăng cường thể chất. Bảo đảm cho tay chân hoạt bát, chống thừa mỡ dẫn đến béo phì. Tuy nhiên, vận động không thể quá mạnh, quá sức, chỉ nên áp dụng những hình thức nhẹ nhàng như: bách bộ, tập thái cực quyền, đạp xe tại chỗ, tập yoga…

Biện pháp phòng chữa bệnh tiểu đường cho người cao tuổi

Bên cạnh đó, cần bố trí thời gian vận động nhất định. Với lượng vận động thích hợp. Điều này sẽ có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, chống béo phì. Mặt khác khống chế lượng calo hấp thu trong ngày.

Nên chọn các loại thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ, nhiều chất xơ như rau xanh và trái cây ít ngọt đồng thời hạn chế các loại thức ăn giàu protein như: lòng đỏ trứng gà, nội tạng động vật.

Nên dùng thuốc hạ đường huyết

Nếu chỉ dựa vào khống chế ăn và tham gia vận động rèn luyện thì người cao tuổi không thể nào khống chế được bệnh tiểu đường một cách hữu hiệu. Mà phải kết hợp sử dụng thuốc hạ đường huyết.

Để phòng tránh bệnh đái tháo đường ngoài chế độ ăn hợp lý, đủ chất dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm nhiều đường thì mọi người có thể kết hợp sử dụng thuốc hạ đường huyết.

Khi dùng thuốc nên bắt đầu từ liều lượng nhỏ trở đi, sau đó lúc cần thiết mới tăng dần dần. Việc dùng thuốc cần luôn thận trọng, đề phòng hạ huyết áp ở người già, hậu quả rất nghiêm trọng.

Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi là rất cao, do đó, các bác cần có máy đo huyết áp bắp tay để thường xuyên kiểm tra tại nhà. Đồng thời tích cực khống chế quá trình chuyển hóa đường, mỡ, protein ở mức bình thường, đó là cách hồi phục các biến chứng như đau đớn, tê buốt.

Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi có thể phòng tránh được nếu như mọi người kiên trì và tìm hiểu các kiến thức phòng bệnh không chỉ bệnh tiểu đường mà bất kỳ bệnh nào cũng vậy.

Hãy phòng chữa các chứng bệnh cùng phát sinh

Mối đe dọa lớn nhất đối với người bệnh tiểu đường cao tuổi chính là các chứng bệnh cùng phát sinh theo tiểu đường. Do đó, chữa trị những chứng bệnh cùng phát sinh này đóng một vai trò rất quan trọng, nhằm duy trì tình trạng sức khỏe bình thường. Khả năng sinh hoạt ổn định cho bệnh nhân cao tuổi và kéo dài tuổi thọ cho họ.

Bên cạnh đó, nguy cơ mắc tăng huyết áp ở người cao tuổi là rất cao. Vì vậy, các bác cần được kiểm tra huyết áp thường xuyên tại nhà. Tích cực khống chế quá trình chuyển hóa đường, mỡ, protein ở mức bình thường. Đó là cách hồi phục các biến chứng như đau đớn, tê buốt.

Hãy phòng chữa các chứng bệnh cùng phát sinh

Với người cao tuổi bị tiểu đường thì còn cần phải lôi cuốn gia đình, người thân, những người trực tiếp chăm sóc người bệnh vào cuộc để đạt được mục tiêu phòng và điều trị cho người bệnh.

Trên đây là bài viết của prosynews.com. Hy vọng những thông tin này sẽ đem đến cho các bạn những tin tức hay và bổ ích nhất. Chúc các bạn sức khỏe và thành công nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Những bệnh về mắt thường gặp ở người già và biện pháp phòng tránh

Các bệnh về mắt ở người cao tuổi có thể ảnh hưởng đến thị lực hoặc có thể dẫn đến mù lòa. Cơ thể lão hóa kéo theo sự lão hóa gia tăng là điều không thể tránh khỏi. Bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể cũng chịu sự […]
Những bệnh về mắt thường gặp ở người già và biện pháp phòng tránh