Hiểm họa từ việc cho trẻ uống thuốc bổ để tăng cân
Hiểm họa từ việc cho trẻ uống thuốc bổ để tăng cân

Lê Giang

Nuôi con thì bà mẹ nào cũng chỉ mong cho con nhà mình hay ăn chóng lớn, cao to khỏe khoắn. Thế nên khi thấy con có thói quen biếng ăn, ăn không ngon, phát triển rất chậm, còi cọc hơn bạn bè thì không khỏi vừa xót vừa sốt sắng, vội tìm khắp nơi các phương thuốc giúp bé kích thích ăn uống mà bỏ qua hiểm họa từ những phương thuốc không rõ nguồn gốc, những thầy lang không có rõ xuất thân. Một bà mẹ ở Quảng Ninh đã phải đưa con mình vào viện khám sau khi dùng thuốc bổ giúp tăng cân của một thầy lang qua lời hàng xóm.

Cho con uống thuốc là muốn con mau lớn nhưng kết quả là tiền mất tật mang, không những không đạt được hiệu quả thật sự mà còn khiến con bị mắc thêm bệnh viêm dạ dày do thành phần của thuốc.

Hậu quả cho trẻ uống thuốc bổ tăng cân

Có rất nhiều trường hợp trẻ nhỏ biếng ăn, hoặc chậm tăng cân. Gia đình cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế uy tín. Trước khi ra quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc gì. Tránh tiền mất tật mang. Mới đây, Phòng khám dinh dưỡng của Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh. Tiếp nhận 1 trường hợp bé gái 15 tuổi. Nặng 25kg, cao 146cm. Được đưa đến khám thường xuyên đau bụng, ợ chua.

Hậu quả cho trẻ uống thuốc bổ tăng cân

Theo lời mẹ bệnh nhi kể. Trước đây gia đình đã thử cho con rất nhiều loại siro kích thích ăn ngon, tăng cân. Nhưng không hiệu quả nhiều. Được hàng xóm mách, mẹ bé có mua thuốc bổ tỳ của 1 bà lang. Về bổ sung cho con, tầm nửa năm trở lại đây. Sau khi dùng thuốc bổ tỳ, trẻ tăng gần 3kg mỗi tháng. Ăn uống rất ngon miệng và lúc nào cũng kêu đói. Nhưng hễ dừng thuốc thì lại ăn kém và sụt cân.

Sau khi hỏi và khám trẻ. Các bác sĩ phát hiện thêm. Kinh nguyệt của trẻ thất thường hơn trước. Đợt gần đây thường xuyên đau bụng, ợ chua. Đại tiện phân lúc nhão lúc táo (nhưng không bảo mẹ). Lúc uống thuốc thì bản thân trẻ nhìn đồ ăn rất thèm. Nhưng nếu không uống thì ít khi cảm thấy đói.

Kết quả nội soi dạ dày cho thấy trẻ bị viêm thực quản trào ngược và viêm dạ dày. Gia đình bệnh nhân không ai mắc bệnh lý dạ dày. Viêm dạ dày là bệnh về đường tiêu hóa hầu như bất kỳ trẻ em nào cũng từng mắc phải. Vì những triệu chứng viêm dạ dày ở trẻ em khác biệt so với người lớn. Nên các bậc phụ huynh thường không để ý phát hiện. Hiện tượng viêm dạ dày kéo dài sẽ khiến trẻ bị xuất huyết tiêu hóa. Hay thậm chí là ung thư dạ dày.

Cho trẻ đi khám trước khi quyết định uống thuốc

Trẻ bị viêm dạ dày có biểu hiện đau bụng. Tuy nhiên, đau bụng ở trẻ thường không giống người lớn. Đau có thể liên quan đến bữa ăn như đau sau ăn. Bệnh có thể tăng lên khi ăn thức ăn, đồ uống kích thích niêm mạc dạ dày như chuối, đu đủ. Mặt khác, cơn đau bụng do viêm dạ dày ở trẻ em diễn ra khắp bụng chứ không chỉ đau vùng thượng vị, không có triệu chứng đau âm ỉ, ợ chua như bệnh dạ dày ở người lớn. Cũng có trường hợp trẻ đau bụng dữ dội, trẻ lăn lộn giống với triệu chứng đau do giun chui ống mật nên các bậc cha mẹ tưởng con mình bị đau bụng do giun.

Cho trẻ đi khám trước khi quyết định uống thuốc

Trường hợp viêm dạ dày ở trẻ có biểu hiện rất rõ là đau bụng tái diễn. Nôn và buồn nôn, đi đại tiện ra máu tươi. Hoặc phân đen như bã cà phê.

Theo bác sĩ Trang, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh. Các gia đình có trẻ nhỏ biếng ăn, hoặc chậm tăng cân. Thì nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế uy tín. Trước khi ra quyết định sử dụng bất cứ thuốc gì. Bởi lẽ đơn giản hàng xóm sẽ không bao giờ chịu trách nhiệm về sức khỏe của con mình cả.

Bác sĩ Trang lưu ý đến các bậc phụ huynh một số thuốc có tác dụng phụ tăng cân rất nhanh rất nguy hiểm:

  • Thuốc chống viêm corticoid (hay được pha trộn dưới dạng các chế phẩm đông y).
  • Durabolin, cyproheptadin và một số dòng thuốc chống trầm cảm khác…

Một số điều nên làm giúp trẻ kích thích ăn uống

Theo các bác sĩ khuyến cáo khi viêm loét dạ dày đã ổn định. Thì vẫn nên duy trì cho trẻ 2-3 bữa ăn phụ giữa các bữa ăn chính. Không để trẻ ăn quá no hoặc quá đói. Chọn cho trẻ thức ăn mềm. Tránh những thức ăn kích thích niêm mạc dạ dày. Và gây tăng tiết dịch dạ dày kể trên. Cần đảm bảo cho trẻ ăn uống điều độ, đúng bữa. Không nhịn đói, bỏ bữa. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống tránh nhiễm vi khuẩn HP.

Nếu trẻ biếng ăn thì thay vì cho bé uống thuốc bổ. Các bố mẹ có thể làm những điều sau:

  • Tập cho bé ăn món mới vào bữa sáng, vì đây là thời gian bé cảm giác đói nhất trong ngày.
  • Tạo thực đơn đa dạng và trình bày đẹp mắt
  • Luôn cho trẻ ăn đúng giờ và cho trẻ ăn cùng gia đình.
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn của bé.
  • Cho bé ăn nhẹ bằng những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Không nên cho trẻ ăn gần với bữa chính.
  • Cho trẻ vận động đầy đủ.

Xem thêm các bài viết khác tại Phòng bệnh cho trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Trẻ thừa cân mà bị sốt xuất huyết sẽ gặp nguy hiểm cao

Bệnh sốt xuất huyết vốn đã nguy hiểm và là bệnh hay gặp ở trẻ em, mà sốt xuất huyết ở các trẻ bị thừa cân, béo phì lại càng nguy hiểm hơn vì có nguy cơ dẫn đến suy hô hấp cao hơn trẻ thường và có thể đẩy […]
Trẻ thừa cân mà bị sốt xuất huyết sẽ gặp nguy hiểm cao