Chú ý phòng viêm loét dạ dày – tá tràng cho trẻ
Chú ý phòng viêm loét dạ dày - tá tràng cho trẻ

Lê Giang

Trong khi trước đây, bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng thường chỉ xảy ra ở người lớn thì ngày nay, do sự ảnh hưởng từ lối sống và chế độ ăn uống mà ngày càng có nhiều trẻ em nhỏ tuổi bị mắc căn bệnh này. Hơn nữa, điều tai hại là nhiều bố mẹ dễ nhầm tưởng hiện tượng đau bụng của bé khi mắc bệnh với triệu chứng đau bụng thông thường như vì giun,… mà chủ quan, không cho con đi khám ngay, đến lúc bé nặng lên và lộ bệnh nguy kịch mới tá hỏa. Căn bệnh này khi nặng thì rất nguy hiểm và có thể gây nhiều biến chứng nên các phụ huynh cần giúp trẻ phòng bệnh từ sinh hoạt thường ngày cũng như chú ý biểu hiện của bé để đưa đi khám ngay khi có vấn đề.

Trường hợp bệnh nhi viêm loét dạ dày dẫn đến chảy máu tiêu hóa

Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ vừa tiếp nhận bé trai, 15 tuổi. Trong tình trạng nôn ra máu lượng nhiều. Kèm đau bụng, tụt huyết áp, da xanh xao. Nhận định đây là một trường hợp chảy máu tiêu hóa mức độ nặng. Do loét dạ dày – tá tràng. Các bác sĩ khẩn trương cấp cứu, hồi sức tích cực. Bệnh nhi được truyền 6 đơn vị máu, dùng các thuốc ức chế tiết axit dạ dày.

Trường hợp bệnh nhi viêm loét dạ dày dẫn đến chảy máu tiêu hóa

Khi bệnh nhi ổn định tình trạng xuất huyết. Các bác sĩ tiến hành nội soi dạ dày – tá tràng có gây mê. Kết quả nội soi cho thấy: Bệnh nhi có 1 ổ loét to ở vùng hành tá tràng. Kích thước 10 x 10mm. Chẩn đoán trên nội soi là loét hành tá tràng, viêm dạ dày. Đồng thời làm test tìm vi khuẩn HP. Tình trạng bệnh nhi sau đó ổn định và được cho xuất viện. Kèm theo hướng dẫn dùng thuốc. Và chế độ ăn uống kỹ lưỡng trước khi ra về.

Cách phòng tránh

ThS.BS Thái Thanh Lâm, Trưởng Khoa Nội tiêu hóa cho biết: Loét dạ dày – tá tràng là một bệnh lý ngày càng phổ biến ở trẻ em. Bệnh có thể gây biến chứng chảy máu tiêu hóa. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi thấy trẻ có các biểu hiện nôn ói ra máu, đau bụng… Gia đình cần đưa trẻ vào cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị bệnh kịp thời.

Cách phòng tránh

Để phòng ngừa bệnh cho trẻ, cần:

  • Tránh cho trẻ dùng thức ăn gây tổn thương niêm mạc dạ dày, tá tràng. Như thức ăn có nhiều gia vị chua cay.
  • Tránh hoạt hóa acid mật bằng cách cho trẻ giảm ăn chất béo.
  • Tạo môi trường đệm trong dạ dày: Nên cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày. Mỗi bữa không nên ăn quá no. Ăn nhẹ, ăn lỏng, bữa ăn cuối cách giờ đi ngủ từ 3-4 giờ. Không ăn quá khuya.
  • Ăn các món giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Để tăng sức đề kháng cho niêm mạc dạ dày. Như: sữa, nước cháo, sữa đậu nành, bột ngó sen, đậu phụ, bí xanh, khoai tây, thịt nạc, cá ….
  • Khi chế biến thực phẩm nên thái nhỏ, nấu kỹ cho mềm. Chủ yếu ăn đồ hấp, luộc, ninh.
  • Hạn chế cho bé sử dụng các loại nước giải khát có ga.
  • Hạn chế cho bé ăn những thức ăn hay đồ uống quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Khi ăn nên để bé nhai kỹ, ăn chậm…Sau khi ăn nhắc bé không nên vận động mạnh. Không chạy nhảy, chơi trò chơi vận động mạnh hay làm việc quá sức ngay.
  • Tránh suy nghĩ căng thẳng, stress.
  • Sử dụng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Cách giúp trẻ tránh bị nhiễm giun đũa chó mèo

Giun đũa chó mèo là loài ký sinh ở động vật chó mèo nhưng lại có thể lây nhiễm sang người và gây nên các bệnh cực nguy hiểm. Nhất là khi chó, mèo vốn là động vật được nuôi trong nhà và rất hay được các em nhỏ gần […]
Cách giúp trẻ tránh bị nhiễm giun đũa chó mèo