Giúp trẻ đề phòng và xử lý khi bị rắn độc cắn
Giúp trẻ đề phòng và xử lý khi bị rắn độc cắn

Lê Giang

Môi trường thiên nhiên ở nước ta có đến hàng trăm loài rắn phân bổ ở khắp nơi, từ nơi rừng núi đến chỗ đồng ruộng, ao nước, nên có thể nói rắn sống khá gần người và con người dễ dàng gặp phải chúng. Đặc biệt đối với những nhà sống gần nơi ao đầm hoặc lùm cây um tùm, bãi cỏ rậm, thì còn có nguy cơ bị vị khách không mong muốn này lạc vào ghé thăm. Cũng chính vì lẽ đó mà đôi lúc các em nhỏ chưa có nhiều hiểu biết để tự vệ, phòng tránh đã bị rắn cắn suýt mất mạng. Do vậy, gia đình cũng cần nên biết cách dạy trẻ phòng tránh, đồng thời biết cách xử lý, sơ cứu kịp thời để giúp bé có cơ hội được cứu sống khi bị rắn độc cắn phải.

Bé gái bị rắn lục cắn ở Thanh Hóa

Mới đây, khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Đã tiếp nhận một bé gái bị rắn cắn vào chân rất nặng. Trong lúc chơi ngoài vườn. Được chuyển từ bệnh viện huyện Bá Thước lên. Trẻ nhập viện trong tình trạng rối loạn đông máu nặng. Mu chân phải hoại tử, sưng nề. Bầm tím lan đến gốc đùi. Tại chỗ cắn có 2 vết răng, chân tay lạnh, rét run.

Bé gái bị rắn lục cắn ở Thanh Hóa

Sau khi được thăm khám. Các bác sỹ chẩn đoán: Bệnh nhi bị rắn lục cắn ngày thứ nhất, tiên lượng rất nặng. Ngay sau đó các bác sỹ đã đưa ra phác đồ điều trị: Sử dụng thuốc giải độc đặc hiệu là huyết thanh kháng nọc rắn lục. Giảm đau, bất động chi tổn thương, điều trị triệu chứng. Sau 10 ngày điều trị tích cực tại khoa Hồi sức cấp cứu,. Bệnh nhân tỉnh táo. Các dấu hiệu sinh tồn ổn định. Các xét nghiệm đông máu trở về bình thường.

Theo BS Ngô Việt Hưng. Việc sử dụng huyết thanh kháng nọc độc rắn là kỹ thuật chuyên sâu. Và thường được áp dụng tại tuyến Trung Ương. Nhưng từ năm 2018, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã cung ứng đầy đủ thuốc giải độc đặc hiệu là huyết thanh giải độc. Và đã thực hiện thành công kỹ thuật giúp cứu sống được nhiều bệnh nhân bị rắn độc cắn. Hạn chế chi phí điều trị. Rút ngắn thời gian nằm viện. Do trước đây bệnh nhân phải chuyển tuyến Trung Ương điều trị tiếp. Đồng thời hạn chế các di chứng nặng nề của nọc độc gây nên.

Xử lý khi trẻ bị rắn độc cắn

Ths.BS Ngô Việt Hưng là Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Bs Hưng cho biết: “Thông thường, triệu chứng thường gặp của rắn lục cắn là đau nhiều, đau dữ dội. Và có phù nề vết cắn. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời. Tình trạng rối loạn đông máu toàn thân có thể gây chảy máu không cầm tại vết cắn. Chảy máu trong bắp cơ. Nôn ra máu. Thậm chí có thể tử vong do xuất huyết não”.

Xử lý khi trẻ bị rắn độc cắn

BS Hưng khuyến cáo. Sau khi bị rắn cắn nên bất động. Và đặt chi bị cắn thấp hơn tim để làm chậm hấp thu độc tố. Rửa sạch vết thương. Băng chặt chi bị cắn với băng vải. Băng bắt đầu từ phía vị trí vết cắn đến gốc chi. Để hạn chế hấp thu chất độc theo đường bạch huyết. Cuối cùng, nẹp cố định chỗ bị cắn. Và nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Mùa hè thời tiết nóng ẩm. Rắn thường ra khỏi chỗ trú chui vào nhà dân. Trẻ em rất dễ gặp phải và bị rắn cắn. Vì vậy bố mẹ cần để ý khu vực nhà ở, khu vui chơi của trẻ giữ không gian thoáng sạch. Trường hợp phát hiện trẻ bị rắn cắn cần thực hiện sơ cứu ban đầu. Và đưa ngay vào bệnh viện để hạn chế tối đa hậu quả khó lường.

Trong vòng 1 tháng. Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa tiếp nhận 3 bệnh nhân bị rắn độc cắn. Các trẻ trong độ tuổi từ 5-10 tuổi. Các bệnh nhi đến cấp cứu trong tình trạng khó thở, suy hô hấp, sưng nề, đe dọa đến tính mạng…

Cách phòng rắn cắn

  • Dạy cho trẻ biết về loại rắn trong vùng. Biết khu vực rắn thích sống hoặc ẩn nấp.
  • Dạy bé có ý thức đi ủng, dày cao cổ và quần dài, đặc biệt khi đi trong đêm tối. Đội thêm mũ rộng vành nếu đi trong rừng hoặc đi ở khu vực nhiều cây cỏ.
  • Càng tránh xa rắn thì càng tốt, đầu rắn đã chết vẫn có thể cắn người. Không cho trẻ nghịch ngợm bắt rắn, đuổi hoặc dồn ép rắn trong khu vực khép kín.
  • Không sống ở gần các nơi rắn thích cư trú hoặc thích đến như các đống gạch vụn, đống đỏ nát, đống rác, nơi nuôi các động vật của gia đình.

Xem thêm các tin tức khác của prosynews.com.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Phòng chống bệnh viêm màng não virus cho trẻ

Cũng là một bệnh do virus gây nên hay xảy ra ở vùng nhiệt đới và được lây truyền phổ biến bởi các loài côn trùng như muỗi, ve, nhưng bệnh viêm não virus nguy hiểm ở chỗ bệnh này tấn công vào khu vực não bộ, nơi có hệ […]
Phòng chống bệnh viêm màng não virus cho trẻ