Bệnh sốt xuất huyết vốn đã nguy hiểm và là bệnh hay gặp ở trẻ em, mà sốt xuất huyết ở các trẻ bị thừa cân, béo phì lại càng nguy hiểm hơn vì có nguy cơ dẫn đến suy hô hấp cao hơn trẻ thường và có thể đẩy bé vào tình trạng cực kỳ nguy kịch với nhiều biến chứng. Năm trường hợp sốc sốt xuất huyết nặng nhập viện Nhi đồng TP.HCM vừa qua là một minh chứng cho thấy sự nguy hiểm của điều này. Kết quả điều trị của các bác sĩ đã giúp các bé dần hồi phục sau 1 tuần nhưng điểm chung đáng lưu ý để nhắc nhở các bậc phụ huynh khác là tất cả các bé trên đều có cân nặng vượt ngưỡng bình thường. Vì vậy, bố mẹ cần khống chế việc ăn uống, sinh hoạt, giúp con điều chỉnh cân nặng để đảm bảo có một sức khỏe an toàn cũng như giảm thiểu rủi ro trước những tình huống xấu.
5 trẻ thừa cân bị sốc sốt xuất huyết nặng
Tuần qua, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP. Hồ Chí Minh). Tiếp nhận 5 trường hợp sốc sốt xuất huyết ở trẻ thừa cân, béo phì. Các bệnh nhi gồm: L.T.K., nam, 10 tuổi, 51kg (bình thường ở tuổi này 28 – 30kg). N.T.N., 9 tuổi, nam, 55kg, (bình thường ở tuổi này 26 – 28 kg). L.T.K., 11 tuổi, nam, cân nặng 56kg (bình thường ở tuổi này 30 – 32 kg). Đều trú tại Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh. Và N.G.H., 6 tuổi, nam, cân nặng 32kg (bình thường ở tuổi này 20 – 22 kg). Trú tại Tân Biên, Tây Ninh. D.P., 11 tuổi, nam, cận nặng 56kg ((bình thường ở tuổi này 34 – 36 kg). Trú tại An Bình, Kiên Giang.
Khai thác bệnh sử ghi nhận: Các bệnh nhi sốt cao liên tục 4 ngày. Kèm nhức đầu, đau mình mẩy, ói mửa. Ngày 5, các bệnh nhi có biểu hiện đau bụng, tay chân lạnh, mệt. Nên nhập viện địa phương được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết. Điều trị truyền dịch chống sốc. Chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Tại đây, các bệnh nhi được tiếp tục chống sốc. Đo huyết áp động mạch xâm lấn, áp lực tĩnh mạch trung tâm, hỗ trợ hô hấp. Riêng 2 bệnh nhi ở bệnh viện tỉnh chuyển lên diễn tiến nặng. Bị rối loạn đông máu; xuất huyết tiêu hóa; tràn dịch màng bụng; màng phổi lượng nhiều; tổn thương gan thận. Được đặt nội khí quản giúp thở; truyền máu và chế phẩm máu; điều chỉnh toan; hỗ trợ gan thận.
Sau 1 tuần điều trị, tình trạng các bệnh nhi ổn định dần. Được cai máy thở, thở khí trời, tỉnh táo.
Tránh cho trẻ bị béo phì giúp trẻ an toàn hơn trước các căn bệnh khác
Các nghiên cứu cho thấy: Sốc sốt xuất huyết trên trẻ thừa cân, béo phì có nguy cơ suy hô hấp sớm. Điều chỉnh dịch truyền gặp nhiều khó khăn. Vì phải hiệu chỉnh cân nặng của trẻ thích hợp. Tránh truyền quá tải dịch. Cũng như dễ dẫn đến sốc kéo dài biến chứng rối loạn đông máu; xuất huyết tiêu hóa; tổn thương gan thận.
Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo: Phụ huynh lưu ý khi thấy con em mình sốt trên 2 ngày. Đặc biệt nằm một chỗ không chơi; đau bụng; tay chân lạnh; chảy máu cam; máu răng… Cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được điều trị cấp cứu kịp thời.
Lưu ý chung cho các lứa tuổi: Để tránh bệnh béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng. Bố mẹ không cho trẻ xem tivi/ chơi game trong bữa ăn. Yêu cầu trẻ đi ngủ sớm. Thường xuyên nấu cho trẻ ăn ở nhà. Cân đối chế độ ăn cân bằng 4 nhóm dưỡng chất. (đạm, béo, bột đường, vitamin & khoáng chất). Cuối cùng, nên khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày…
Xem thêm các tin tức khác của prosynews.com.