Sợi kỹ thuật số có khả năng thu thập, phân tích và lưu trữ dữ liệu
Sợi kỹ thuật số có khả năng thu thập, phân tích và lưu trữ dữ liệu

Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) mới đây đã thiết kế thành công một loại sợi kỹ thuật số có thể lưu trữ thông tin kỹ thuật số, có thể thêu thành quần áo thông thường. Theo các chuyên gia, đây là sản phẩm đầu tiên trên thế giới có khả năng thần kỳ này. Loại vải kỹ thuật số này có thể lưu trữ nhạc, video và các tập tin khác, thậm chí loại vải này còn có khả năng thu thập dữ liệu sinh lý để phân tích và dự đoán hoạt động cơ thể của người mặc. Ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe sẽ được khoác lên mình một chiếc áo mới, được thêu bởi công nghệ sợi vải điện tử đa tác dụng.

Sợi kỹ thuật số có khả năng thu thập dữ liệu

Khi dệt thành quần áo, loại vải mới có thể thu thập dữ liệu về người mặc, giúp kiểm tra sức khỏe và hỗ trợ chẩn đoán y tế. Các kỹ sư tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) phát triển loại sợi kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới với khả năng thu thập, lưu trữ và phân tích nhiều dữ liệu. Công nghệ mới có thể kết hợp với các thuật toán học máy và tạo ra vải thông minh giúp ghi lại dữ liệu sức khỏe, hỗ trợ chẩn đoán y tế. Nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Nature Communications hôm 3/6.

Sợi kỹ thuật số có khả năng thu thập dữ liệu

“Nghiên cứu này lần đầu tiên mang đến loại vải có khả năng lưu trữ và xử lý dữ liệu kỹ thuật số, bổ sung khía cạnh thông tin mới cho vải vóc và cho phép lập trình vải theo đúng nghĩa”, Yoel Fink, giáo sư khoa học vật liệu và kỹ thuật điện tại MIT, cho biết. Cho đến nay, các sợi điện tử đều có tín hiệu analog, nghĩa là mang dòng điện liên tục. Loại sợi kỹ thuật số mới mang những mẩu thông tin riêng biệt dưới dạng các số 0 và 1 giống như máy tính.

Đăng chip kỹ thuật bằng silicon và phôi sợi

Nhóm kỹ sư đã tạo ra nó bằng cách đặt hàng trăm chip kỹ thuật số tí hon làm bằng silicon vào phôi sợi. Sau đó, họ thêm nhựa polymer để tạo thành sợi một cách thận trọng. Quá trình này cho phép các nhà khoa học tạo ra mối liên kết không gián đoạn giữa hàng trăm chip kỹ thuật số. Loại sợi thu được mỏng và linh hoạt, có thể dễ dàng đưa vào đồ dệt may.

Sợi chỉ được thêu vào nách áo và khoác lên nhóm thử. Sao cho vải kỹ thuật số chạm vào da người mặc. Kết hợp chiếc áo công nghệ cao này với mạng lưới trí tuệ nhân tạo. Vải kỹ thuật số có thể đo nhiệt độ của những người tham gia thử nghiệm. Xác định hoạt động thể chất mà họ đang thực hiện (chẳng hạn như ngồi, đứng, đi bộ, v.v.). Với độ chính xác lên đến 96 %.

Sợi kỹ thuật số có tể đo nhiệt độ cơ thể

“Khi đưa loại sợi mới vào trong một chiếc áo, bạn hoàn toàn không cảm nhận được. Bạn sẽ không biết nó có ở đó”, đồng tác giả Gabriel Loke, nghiên cứu sinh tại MIT, nói. Để chứng minh khả năng của sợi kỹ thuật số, nhóm nghiên cứu sử dụng nó để lưu trữ thông tin, bao gồm cả một bộ phim ngắn. Loại sợi mới cũng có thể thu thập dữ liệu môi trường và sinh lý.

Sợi kỹ thuật số có tể đo nhiệt độ cơ thể

Các chuyên gia may nó vào phần nách của áo sơ mi. Và ghi lại dữ liệu về nhiệt độ bề mặt cơ thể. Khi người mặc tham gia nhiều hoạt động khác nhau. Sau đó, họ huấn luyện một thuật toán học máy để nhận ra mối quan hệ. Giữa nhiệt độ với mỗi hoạt động. Khi hoạt động lặp lại, hệ thống trí tuệ nhân tạo. Và sợi kỹ thuật số đoán được chính xác người mặc đang làm gì.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng có thể ghi lại, lưu trữ và đọc thông tin trên vải. Nhóm nghiên cứu cho rằng sợi kỹ thuật số sẽ có giá trị lớn. Với các nhà khoa học thể thao và các cuộc kiểm tra thể chất. Nó có thể cung cấp dữ liệu nguồn mở cả về số lượng lẫn chất lượng. Để rút ra những thông tin mới về cơ thể, Loke nhận định.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Chỉ cần 4 tuần để tái tạo sụn mũi nhờ công nghệ in sinh học 3D

Gần đây, nhiều sự chú ý đã tập trung vào việc thay thế hoặc / và tăng cường các mô sinh học thông qua việc sử dụng các giàn hydrogel chứa đầy tế bào với kiến ​​trúc bắt chước ma trận mô và với hình dạng bên ngoài ba chiều […]
Chỉ cần 4 tuần để tái tạo sụ mũi nhờ công nghệ in sinh học 3D