Cẩn thận với vết trầy xước da của con trẻ
Cẩn thận với vết trầy xước da của con trẻ

Lê Giang

Trẻ em bình thường nghịch ngợm, đôi khi té ngã, cọ da trầy xước là chuyện thường xuyên nhưng không phải lúc nào vết trầy xước ấy của bé cũng có thể nhanh chóng lành lại và chẳng tạo ra nguy hiểm gì. Trầy xước, đứt da chính là cơ hội hoàn hảo để các loại vi khuẩn độc hại xâm nhập vào cơ thể của con trẻ, và nếu cha mẹ chủ quan, không coi vết trầy là một nguy cơ cần để ý thì rất có thể sẽ dẫn đến nhiễm trùng huyết, sốt cao, viêm phổi… Đến lúc ấy, kể cả có chữa khỏi bệnh thì trẻ em cũng rất dễ phải mang theo di chứng, mà tất cả những nguy cơ không may ấy, gia đình có thể phòng tránh cho bé ngay từ đầu.

Tình huống nguy kịch từ một cú ngã

Dù bé than đau gối trái sau khi đá bóng bị té. Nhưng gia đình nghĩ là bình thường nên không đi khám. Sau đó tình trạng đau ngực và đau gối của bé tiến triển nặng. Đồng thời sốt cao liên tục phải nhập viện cấp cứu. Chiều 26/3, BS. Phạm Hoàng Minh Khôi, khoa Cấp Cứu Bệnh viện (BV) Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết. Sau khi được đội ngũ nhân viên y tế tận tình cứu chữa. Bé N.V.V. (11 tuổi, ở Đăk Nông) bị thương do té ngã khi đá bóng đã qua cơn nguy kịch.

Tình huống nguy kịch từ một cú ngã

Theo lời kể gia đình. Cách nhập viện 5 ngày bé V. chơi đá banh với bạn và bị té. Em có than đau gối trái. Nhưng gia đình nghĩ là bình thường nên không đi khám. 3 ngày sau em than đau gối nhiều hơn. Đau ngực 2 bên. Không ho, không sốt. Nên gia đình có đưa em đi khám ở BV huyện. Với chẩn đoán chấn thương gối trái. Do thấy chỉ chấn thương phần mềm không bị gãy xương. Nên gia đình có phần chủ quan không theo dõi thêm.

Đến ngày thứ 5 sau té em đau gối trái và ngực nhiều, sốt cao liên tục. Nhập BV tỉnh Đăk Nông. Sau đó được chuyển BV tuyến trên ở TP.HCM. Các bác sĩ khoa Cấp cứu BV Nhi Đồng 2 tiếp nhận bệnh nhi trong tình trạng tỉnh, bứt rứt, suy hô hấp. Sau khi thăm khám, bé phải thở máy. Với chẩn đoán viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết, chấn thương gối trái, dập phổi. Và được điều trị tích cực đến nay. Hiện, sức khỏe bé đang dần phục hồi.

Bảo vệ trẻ khi bị trầy xước da

Bác sĩ Khôi cho biết. Khi thấy trẻ bị vết thương ngoài da một số phụ huynh thường không chú ý đến lắm. Vì cho rằng vết thương sẽ tự lành sau vài ngày. Thế nhưng từ những vết trầy xước này nhiều loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào. Trong đó có loại vi khuẩn nguy hiểm nhất là Staphylococus aureus. (Thường gọi là tụ cầu vàng).

Đa số các trường hợp có thể điều trị khỏi hẳn. Nhưng một số trường hợp nặng có thể để lại di chứng. Ví dụ như viêm tủy xương. Hay viêm khớp nhiễm trùng gây teo cơ, loét da. Nặng hơn trong sốc nhiễm trùng có thể dẫn đến tử vong.

Bảo vệ trẻ khi bị trầy xước da

Để tránh dẫn đến các biến chứng trên. Các bậc phụ huynh nên chú ý chăm sóc đúng cách vết trầy xước của trẻ. Đầu tiên nên rửa sạch vết trầy xước cho trẻ dưới vòi nước với xà bông. Sau đó có thể rửa bằng Povidine pha loãng nước muối sinh lý. Và có thể đắp gạc vô khuẩn vào.

“Các bậc phụ huynh cũng cần theo dõi và chăm sóc vết thương cho trẻ mỗi ngày. Khi vết thương bị sưng đau, trẻ bị sốt thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế. Để được khám và điều trị ngay”. Bác sĩ Khôi khuyến cáo.

Ngoài ra, sau khi bị trầy xước, bạn nên tiêm phòng uốn ván. Nếu không chắc chắn mình đã tiêm phòng uốn ván. Hoặc thời gian tiêm phòng lần cuối quá lâu. Uốn ván là một bệnh truyền nhiễm cấp tính. Trong đó các cơ bị co thắt tự phát. Các bào tử của vi khuẩn sản xuất độc tố uốn ván có mặt trong môi trường tự nhiên. Vì vậy bất kỳ bụi bẩn hoặc mảnh vụn nào dính vào phần da bị rách như trầy xước. Đều có nguy cơ phát triển uốn ván.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Cách giúp trẻ tránh bị nhiễm giun đũa chó mèo

Giun đũa chó mèo là loài ký sinh ở động vật chó mèo nhưng lại có thể lây nhiễm sang người và gây nên các bệnh cực nguy hiểm. Nhất là khi chó, mèo vốn là động vật được nuôi trong nhà và rất hay được các em nhỏ gần […]
Cách giúp trẻ tránh bị nhiễm giun đũa chó mèo