Cam là 1 loại hoa quả giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của trẻ tăng cường sức đề kháng. Nhưng nếu không biết cách để cho trẻ ăn uống cam hợp lý thì không những không đem lại hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Cam là 1 loại trái cây chứa nhiều vitamin C tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh thì đường tiêu hóa còn kém vì thế các bà mẹ cần phải quan tâm đến các vấn đề nên cho trẻ uống nước cam ở tại độ tuổi nào và những lưu ý khi cho trẻ uống nước cam. Để đảm bảo an toàn khi cho con uống nước cam tốt nhất, các mẹ hãy tham khảo những thông tin dưới đây về các điều cấm kỵ khi ăn uống nước cam nhé.
Trẻ mấy tháng tuổi thì được uống nước cam?
Khi bé đang trong giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn (dưới 6 tháng tuổi), việc chưa ăn dặm được nên bé sẽ chưa cần các chất dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ. Chính vì vậy, chỉ nên cho bé uống nước cam. Khi đã đến giai đoạn ăn dặm (trên 6 tháng tuổi).
Tuy nhiên, các bà mẹ nên lưu ý không nên cho bé uống nước cam trực tiếp vì trong cam chứa nhiều axit chua. Việc này có thể làm cho bé khó chịu trong đường ruột và hơn thế có thể khiến bé bị tiêu chảy. Vì hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện.
Cho bé uống nước cam thế nào là đúng cách?
Uống sữa khi ăn cam dễ gây rối loạn tiêu hóa
Protein trong sữa sẽ phản ứng với vitamin C và axit tartaric có trong cam gây nên hiện tượng rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy… nhất là đối với trẻ nhỏ với hệ tiêu hóa còn chưa hoàn chỉnh lắm. Không chỉ vậy, nó còn ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng trong thức ăn. Vì vậy, nếu muốn cho bé uống sữa sau khi ăn cam, mẹ nên chờ thêm khoảng 1 tiếng đồng hồ nhé! Hoặc bạn cũng có thể cho Non uống trước khi ăn. Tất nhiên là cũng phải cách 1 tiếng trước rồi.
Ăn cam và củ cải cùng lúc gây sức ép lên tuyến giáp
Sau khi ăn của cải, cơ thể sẽ chuyển hóa và tạo thành chất thioxianic axit, chất gây ức chế tuyến giáp. Tương tự, khi cho bé ăn cam, cơ thể cũng sẽ chuyển hóa thành 2 loại axit: hydroxy và ferulic, cũng có tác dụng gây ức chế tuyến giáp. Vì vậy, nếu cho con ăn cùng lúc hai thứ này thì các loại axit sản sinh ra sẽ “bắt tay”. Và cùng gây sức ép lên tuyến giáp của bé. Từ đó sẽ gây nên bệnh bướu cổ.
Ăn quá nhiều cam mỗi ngày có thể gây nên bệnh sỏi thận
Dù tốt nhưng mẹ cũng không nên cho bé ăn quá nhiều cam mỗi ngày đâu đấy. Tùy tuổi và trọng lượng cơ thể bé mà mỗi ngày bạn có thể cho con ăn từ một đến hai trái cam. Nhiều hơn nữa sẽ khiến cơ thể bé bị “quá tải” vitamin C và axit oxalic; có thể dẫn đến bệnh sỏi thận. Hơn nữa, lượng đường có trong cam cũng khiến bé gặp các vấn đề về răng miệng.
Không nên cho trẻ ăn hoặc uống nuớc cam khi đói
Tốt nhất, bạn nên cho con dùng cam sau khi ăn xong từ 1-2 tiếng đồng hồ. Các axit amin có trong cam sẽ gây kích thích màng nhầy thành dạ dày, gây hại cho sức khỏe của bé. Vì vậy, mẹ đừng nên để con ăn cam hay uống nước cam khi đói nhé!
Không nên cho trẻ uống nước cam cùng với thuốc
Những viên thuốc đắng ngắt làm con khó chịu mỗi khi uống? Vì vậy, một ly nước cam có thể giúp con dễ chịu và ngoan ngoãn uống thuốc? Quan niệm như vậy là sai lầm rồi nhé! Đối với đại đa số các loại thuốc thông thường, nuớc lọc là một lựa chọn tuyệt vời nhất dành cho bé. Uống nuớc cam cùng với thuốc sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Đôi khi còn gây ra những tác dụng phụ không ngờ bạn không ngờ được nữa.
Lưu ý khi cho trẻ uống nước cam
- Không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước cam.
- Đối với trẻ từ 6 tháng tới 1 tuổi; chỉ nên cho trẻ uống nước cam pha loãng theo tỉ lệ 1 nước cam: 10 nước lọc.
- Nên cho trẻ uống nước cam ấm để tránh viêm họng. Không cho trẻ uống nước cam lạnh.
- Nên cho trẻ uống bằng thìa, tránh dùng bình vì trẻ sẽ dễ bị sâu răng.
- Khi trẻ đến 2 tuổi, có thể cho trẻ dùng nước cam vắt trực tiếp với liều lượng 150ml/ngày. Tuy nhiên bố mẹ vẫn nên bổ sung các loại vitamin cần thiết khác từ nhiều loại trái cây khác nhau.
- Chọn cam tươi, chất lượng, có xuất xứ rõ ràng.
- Dụng cụ vắt cam, ly, thìa phải tráng qua nước sôi để tiệt trùng.
Xem thêm những tin tức về dinh dưỡng tại chuyên mục Dinh dưỡng cho trẻ.