Những cách phòng ngừa bệnh gout ngay tại nhà có thể bạn chưa biết
Những cách phòng ngừa bệnh gout ngay tại nhà có thể bạn chưa biết

Cùng với sự phát triển của xã hội và lối sống hiện đại, bệnh gout hình thành do tác động của môi trường và sinh hoạt hàng ngày đang trở thành mối quan tâm của rất nhiều người, vì vậy việc hiểu rõ về bệnh để có biện pháp phòng tránh và điều trị hiệu quả đóng một vai trò vô cùng quan trọng. vai trò.

Bệnh gout là bệnh rối loạn chuyển hóa acid uric, dẫn đến lắng đọng các tinh thể mononatri ở các mô (mô hoạt dịch và nhu mô thận, ống thận và nhu mô thận), thường khởi phát ở nam giới từ 40 – 60 tuổi và ở phụ nữ sau mãn kinh. Tỷ lệ mắc bệnh gút tăng đáng kể theo tuổi và tương quan với sự gia tăng nồng độ axit uric trong huyết thanh.

Bệnh gút ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại, đây là căn bệnh không ai muốn “chạm trán” một lần trong đời. Vậy làm thế nào để “né” bệnh gút hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 cách phòng tránh bệnh gút ngay tại nhà mà không cần phải “chạy vạy” đâu xa.

Tìm hiểu về bệnh gout

Bệnh gout (gút) hay còn gọi thống phong, là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu.

Tìm hiểu về bệnh gout

Phân loại bệnh gout

Gút nguyên phát: Chiếm đa số các trường hợp, chưa rõ nguyên nhân. Thường gặp ở nam giới tuổi trung niên có thói quen uống nhiều rượu bia và ăn nhiều thức ăn chứa purine.

Gút thứ phát: Hậu quả của tăng acid uric máu do những nguyên nhân gây tăng sản xuất acid uric máu hoặc giảm thải qua thận hoặc cả hai.

Gút bẩm sinh: Là bệnh di truyền do bất thường về gen.

Nguyên nhân gây tăng acid uric máu

Khoảng 5-20% bệnh nhân có acid uric máu cao sẽ mắc bệnh gút. Nồng độ acid uric máu được quyết định bởi sự cân bằng giữa hai quá trình sản xuất và đào thải.

Nguyên nhân gây tăng sản xuất acid uric máu gồm: 1. Bất thường về gen. 2. Tăng dị hóa các acid nhân nội sinh. 3. Sự thóa biến nhanh của ATP thành aid uric. 4. Sử dụng quá mức các thức ăn có nhiều purine.

Nguyên nhân gây giảm đào thải acid uric qua thận: Suy thận hoặc dùng một số loại thuốc (lợi tiểu, aspirin liều thấp,…).

Một số yếu tố nguy cơ của bệnh gút: Nam giới tuổi trung niên hoặc nữ sau mãn kinh, uống nhiều rượu bia, béo phì, hội chứng chuyển hóa, tăng acid uric máu kéo dài, tiền căn gia đình mắc bệnh gút, sử dụng lâu dài các thuốc làm tăng acid uric máu.

Triệu chứng của bệnh gout

Ai từng bị gout sẽ hiểu cảm giác đau đớn của bệnh, khi là những cơn đau bứt rứt như kiến bò, đau như bị kim châm, khi là cảm giác như có lửa đốt trong từng khớp xương khiến người bệnh mất ăn mất ngủ.

Triệu chứng của bệnh gout

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh còn làm đời sống tinh thần người mắc “xuống dốc không phanh” mệt mỏi, khó chịu, sinh ra tâm lý cáu gắt. Chưa kể nếu không có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời, gout dễ chuyển sang mạn tính có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Đối tượng mắc bệnh

Bệnh là hệ quả của việc ăn uống vô tội vạ, sinh hoạt không khoa học. Đối tượng dễ mắc bệnh gout bao gồm:

  • Người ăn uống thiếu khoa học
  • Nam giới sau tuổi 40
  • Nữ giới tuổi mãn kinh
  • Người thừa cân, béo phì
  • Người có tiền sử gia đình mắc gút hoặc chế độ ăn uống không lành mạnh.

Những biện pháp phòng tránh bệnh gout hiệu quả

Để không phải đối mặt với bệnh lý khó chịu này, hãy tham khảo ngay 5 biện pháp phòng ngừa đơn giản, ít tốn kém, rất dễ thực hiện dưới đây.

Những biện pháp phòng tránh bệnh gout hiệu quả

Nên tránh ăn những thực phẩm có lượng purin cao

Theo các chuyên gia xương khớp những thực phẩm chứa hàm lượng purin cao khi đưa vào cơ thể sẽ làm rối loạn chuyển hóa acid uric trong máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urat tại khớp gây ra các cơn đau gout cấp. Vì vậy, bạn cần hạn chế ăn những thực phẩm giàu purin như:

  • Nội tạng động vật: gan, lòng, cật, tim, tiết…
  • Thịt đỏ: thịt bê, thịt bò, thịt chó,…
  • Hải sản: tôm, cua, sò…
  • Các loại nấm, đậu hạt các loại.

Thay vào đó, hãy tích cực bổ sung vào thực đơn hàng ngày những thực phẩm không có purin hoặc có hàm lượng purin thấp như: các loại thịt màu trắng, rau xanh, hoa quả…

Bên cạnh đó, hãy hạn chế sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá và chất kích thích.

Hãy uống nhiều nước mỗi ngày

Hãy đảm bảo không uống dưới 2 lít nước mỗi ngày. Bởi việc này giúp việc đào thải acid uric trơn tru, tránh kết tủa muối urat trong cơ thể. Nước khoáng kiềm là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Trong khi đó, nước ngọt và nước có ga cần đưa vào danh sách hạn chế.

Với người đã bị gout, việc vắt thêm quả chanh tươi vào nước uống mỗi ngày sẽ làm giảm axit uric. Giúp giảm đau cho người bệnh.

Nên duy trì cân nặng hợp lý

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lượng acid uric tỉ lệ thuận với chỉ số cân nặng. Khi người thừa cân béo phì giảm được trọng lượng cơ thể thì lượng acid uric trong máu cũng giảm. Bởi vậy, những người bị béo phì có nguy cơ cao phải đối mặt với bệnh gout cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Do vậy, bạn nên duy trì cân nặng hợp lý. Giảm cân nếu thừa cân để giảm lượng acid uric trong máu và “cứu” các khớp khỏi quá tải bởi sức nặng của cơ thể.

Tuy nhiên, quá trình giảm cân cần khoa học. Không nên ăn kiêng khem quá nghiêm ngặt gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Rèn luyện thể dục, thể thao

Đây là thói quen tốt mà mỗi người nên rèn luyện thường xuyên. Vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp tăng độ dẻo dai của xương khớp và cải thiện sức khỏe. Bạn có thể chơi các môn thể thao phù hợp với thể trạng sức khỏe, tập yoga hay tập các động tác thể dục nhẹ nhàng.

Vận động cơ thể sẽ giúp máu huyết trong cơ thể lưu thông tốt hơn. Thận hoạt động hiệu quả hơn để đào thải acid uric ra ngoài. Bên cạnh đó làm dịch khớp tiết ra nhiều hơn để bôi trơn khớp sẽ giúp giảm sưng đau hiệu quả.

Bạn cũng cần lưu ý không tập luyện quá sức dẫn đến chấn thương xương khớp.

Hãy nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái

Để có một sức khỏe tốt nói chung. Bạn nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc. Tránh các yếu tố tâm lý như căng thẳng, lo âu, suy nghĩ nhiều… Vì có thể gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.

Ngoài ra, bệnh gout còn liên quan mật thiết với các bệnh như tim mạch. Bệnh thận mạn tính, đái tháo đường… Nên hãy kiểm soát tốt các bệnh lý này để có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gout.

Hy vọng với những “bí quyết” mà prosynews.com chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn phòng tránh được bệnh gout. Hãy trang bị cho mình những kiến thức về sức khỏe nói chung và bệnh gout nói riêng để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Bệnh thoái hóa não ở người già là gì? Cách phòng bệnh hiệu quả

Bệnh thoái hóa não (Teo não) ở người già là tình trạng thoái hóa tự nhiên của não do tuổi tác. Đây là một trong những triệu chứng nghiêm trọng hơn ở hệ thần kinh trung ương có liên quan đến hội chứng mất dần tế bào thần kinh hoặc […]
Bệnh thoái hóa não ở người già là gì? Cách phòng bệnh hiệu quả