Thực tế cho thấy, khi xã hội phát triển, cuộc sống ngày càng đủ đầy, sự thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt của thế hệ hiện đại đã phần nào thúc đẩy quá trình dậy thì ở con trẻ, khiến các bé ngày càng có những biểu hiện của tuổi dậy thì từ khi còn rất nhỏ. Điều này không phải là một dấu hiệu tốt mà có thể ảnh hưởng tiêu cực đến con đường phát triển sau này của trẻ và cần được bố mẹ cho đi khám ngay. Vậy trường hợp trẻ có biểu hiện như thế nào thì cần đưa con đi khám dậy thì sớm, và có cách nào để phòng chống tình trạng này diễn ra không?
Ảnh hưởng tiêu cực của dậy thì sớm với con trẻ
Chần chừ trong điều trị dậy thì sớm ở trẻ có thể dẫn đến những ảnh hưởng cả về tâm lý. Và sức khỏe của trẻ. Dậy thì sớm là bệnh lý được xác định. Khi cơ thể của trẻ có sự chuyển tiếp từ một đứa trẻ sang người trưởng thành quá sớm. (Bé gái dậy thì trước 8 tuổi và trước 9 tuổi ở bé trai). Dấu hiệu dậy thì bao gồm sự phát triển nhanh chóng của xương và cơ bắp. Thay đổi hình dạng, kích thước cơ thể và khả năng sinh sản của cơ thể.
Việc chần chừ trong điều trị dậy thì sớm ở trẻ có thể dẫn đến những ảnh hưởng. Cả về tâm lý và sức khỏe của trẻ. Cụ thể:
- Trẻ dậy thì sớm sẽ làm cho đầu xương đóng khép sớm. Rút ngắn thời kỳ sinh trưởng. Chiều cao của trẻ khi qua tuổi dậy thì lại chững lại. Thường thấp hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Khiến nhiều trường hợp trẻ dậy thì sớm bị lùn.
- Một số nghiên cứu còn ghi nhận còn ghi nhận. Trẻ em gái dậy thì sớm sẽ tăng khả năng bị ung thư vú, cao huyết áp. Và các biến cố của bệnh lý tim mạch sau này khi đến tuổi mãn kinh.
- Dậy thì sớm ở trẻ còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ. Trẻ có khuynh hướng phát triển sinh lý trước tuổi.
- Dậy thì sớm làm cho trẻ có ham muốn tình dục trước tuổi. Nhưng do tuổi đời còn nhỏ, khả năng tự khống chế kém. Nên không thể tránh khỏi những cạm bẫy xã hội. Từ đó dễ dẫn đến bị lạm dụng tình dục, mang thai quá sớm. Hoặc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Cần đưa con đi khám dậy thì sớm vào khi nào?
Nếu nhận thấy con bạn có dấu hiệu dậy thì sớm hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Bạn nên cân nhắc đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để khám và can thiệp kịp thời.
Khi bé có 2 dấu hiệu dễ nhận biết nhất:
- Tốc độ tăng trưởng vượt trội: Chiều cao vượt trội rõ rệt so với các bạn.
- Một số dấu hiệu cơ thể: Cụ thể, với bé gái thì có tuyến vú to; Con trai có thay đổi về giọng nói (ồm ồm), mọc trứng cá hoặc cơ bắp phát triển.
Phòng tránh được không và như thế nào?
Việc phòng ngừa dậy thì sớm cho trẻ sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và vui vẻ. Lạc quan hơn trong cuộc sống. Để phòng ngừa trẻ dậy thì sớm, việc cần làm là:
- Phòng ngừa béo phì ở bé gái.
- Cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường rau củ quả, đảm bảo đủ lượng đạm, hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, đồ ngọt, thức ăn chiên rán… Đồ chứa nhiều chất béo. Chú ý lựa chọn thực phẩm an toàn. Những thực phẩm chứa hormone tăng trưởng sẽ ảnh hưởng tới dậy thì sớm.
- Giúp trẻ tăng cường vận động: Trẻ vận động nhiều sẽ giúp tiêu hao năng lượng. Như các môn bơi, nhảy dây, đá bóng, đá cầu… Nhờ đó sẽ phát triển khỏe mạnh hơn.
- Bố mẹ nên tắt đèn ban đêm khi trẻ ngủ. Vì khi trẻ ngủ tuyến yên sẽ tiết ra đủ hormone tăng trưởng. Ngược lại, ánh sáng mạnh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Dẫn đến rối loạn bài tiết hormone tăng tiết gonadotropin. Theo thời gian sẽ khiến trẻ dậy thì sớm.
Xem thêm các bài viết khác tại chuyên mục Phòng bệnh cho trẻ.