Nước đóng vai trò hết sức cần thiết đối với mọi người, đặc biệt là trong giai đoạn thai kỳ. Ngoài nước lọc thì các loại nước ép rau củ cũng rất tốt cho mẹ bầu. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng biết cách bổ sung nước uống phù hợp với bản thân.
Nhiều mẹ bầu thường lo lắng nước uống mua bên ngoài sẽ không đảm bảo vệ sinh. Vì thế, nên có nhiều chị em tự chế biến các loại nước uống như sinh tố hay nước ép trái cây tại nhà. Vậy biện pháp bổ sung dinh dưỡng được mẹ bầu thực hiện tại nhà có an toàn không thì cùng tìm hiểu nhé.
Mẹ bầu tự làm nước uống dinh dưỡng tại nhà có tốt không?
Trên thực tế, bà bầu không nên sử dụng nước tăng lực pha sẵn. Bởi hàm lượng cao caffein và chất kích thích có ảnh hưởng xấu đến cả mẹ lẫn bé. Theo đó, chất này có thể đi qua nhau thai vào nước ối và máu của thai nhi. Tuy nhiên cơ thể bé lại chưa có khả năng chuyển hóa các hợp chất phức tạp. Hệ quả là caffein tích trữ, gây cản trở nhịp thở và tim thai rất nguy hiểm. Không những vậy, việc tiêu thụ caffein còn hạn chế sự hấp thu chất sắt. Làm tăng nguy cơ thiếu máu và sinh non ở mẹ bầu.
So với những hạn chế vừa nêu, thức uống dinh dưỡng bổ sung năng lượng tự làm tại nhà là giải pháp an toàn. Vừa thỏa mãn vị giác, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng, bạn vẫn cần kiểm soát lượng calo và caffein nạp vào cơ thể. Lượng calo dư thừa là nguyên nhân khiến cân nặng của mẹ bầu tăng vọt không kiểm soát.
Tốt hơn hết, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm hiểu xem bản thân có cần phải bổ sung thêm năng lượng hay không. Bởi với những mẹ bầu đang trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì nhu cầu calo sẽ ít hơn.
Top 7 loại thức uống giúp mẹ bầu gia tăng dưỡng chất cho cơ thể
Hầu hết những gợi ý về các loại thức uống dinh dưỡng sau đây đều vô cùng quen thuộc. Thậm chí có loại bạn còn sử dụng hằng ngày nữa đấy:
Uống nước lọc hằng ngày rất có ích cho thai nhi
Thật đáng ngạc nhiên nhưng thực tế nước lại được xem là thức uống tốt cho sức khỏe thai phụ đấy! Không những giải quyết “êm đẹp” các triệu chứng thai kỳ khó chịu như đau đầu, buồn nôn, chuột rút. Nước lọc còn là giải pháp giúp phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng đường tiểu xảy ra khá phổ biến trong thai kỳ. Theo các chuyên gia, nếu uống nước đầy đủ. Nước tiểu sẽ loãng hơn và giảm nguy cơ viêm nhiễm.
Mẹ bầu có thể thoải mái uống từ 2 – 3 lít nước lọc mỗi ngày. Bởi nó hoàn toàn không chứa đường; năng lượng hay bất kỳ hợp chất đáng lo ngại nào khác. Cần lưu ý lượng nước nạp vào sẽ phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể của bạn. Do vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết con số chính xác nhất. Tránh trường hợp dùng quá mức cần thiết gây quá tải cho thận bạn nhé!
Mẹ bầu nên uống nước cam phù hợp hằng ngày
Quả cam vốn nổi tiếng là loại trái cây có hàm lượng calo thấp. Nhưng lại sở hữu nguồn dinh dưỡng dồi dào nên nước cam cũng là thức uống dinh dưỡng rất tốt cho thai phụ. Không những mang lại nguồn năng lượng dồi dào. Nước cam tươi còn bổ sung nhiều vitamin C cải thiện sức đề kháng cho cơ thể. Dưỡng chất này còn hỗ trợ hấp thụ chất sắt hiệu quả và giảm triệu chứng buồn nôn trong thai kỳ.
Bên cạnh vitamin C thì cam cũng rất giàu kali giúp điều hòa huyết áp trong cơ thể. Theo đó, cao huyết áp là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Thay vì chọn mua nước ép đóng hộp có nhiều chất bảo quản. Sao bạn không thử vào bếp và tự làm cốc cam ép theo ý mình?
Nước uống tốt cho mẹ bầu phải kể đến sữa tiệt trùng
Mẹ bầu nên duy trì thói quen uống sữa mỗi ngày. Bởi lẽ, loại thức uống dinh dưỡng này giúp cung cấp hàm lượng cao vitamin D và canxi rất cần cho sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, sữa còn cung cấp không ít protein. Thành phần này tham gia vào hoạt động của các enzyme tiêu hóa. Giúp cơ thể sử dụng calo tạo năng lượng một cách hiệu quả.
Trong trường hợp mẹ bầu gặp phải tình trạng thừa cân, béo phì hay lo lắng về chứng đái tháo đường thai kỳ. Lời khuyên là bạn nên chọn dùng sữa tiệt trùng không đường hoặc tách béo để đảm bảo an toàn nhé!
Nước dừa giúp mẹ bầu thanh nhiệt trong giai đoạn cuối thai kỳ
Những ngày tiết trời oi bức, không gì tuyệt vời hơn cho mẹ bầu bằng việc nhâm nhi một cốc dừa tươi mát lành. Thức uống dinh dưỡng này là nguồn dồi dào các khoáng chất như kali, canxi, magie. Bổ sung điện giải và duy trì năng lượng cơ thể.
Tuy nhiên, không nên sử dụng nước dừa như thức uống thay thế nước lọc. Càng không nên dùng vào buổi tối vì nước dừa có tác dụng lợi tiểu. Khiến mẹ bầu phải đi vệ sinh nhiều làm cản trở giấc ngủ. Nước dừa có tính hàn nên cũng không dùng những khi bà bầu đang cảm thấy mệt mỏi, đói bụng. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, trước khi uống nước dừa. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Nước uống từ trái cây, rau củ tốt cho mẹ bầu
Các loại nước ép trái cây, rau củ như cà chua, cà rốt, nho, ổi, cam đều là những lựa chọn tốt cho mẹ bầu. Vừa bổ sung năng lượng, lại cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Rau quả là một phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Do đó, thay vì chọn các loại đồ uống dùng chất tạo ngọt hoặc chứa caffein. Mẹ bầu hãy chọn nước ép trái cây, rau củ tươi giàu chất chống oxy hóa. Các thành phần điện giải để cải thiện sức khỏe thai kỳ.
Trà thảo mộc thiên nhiên tốt cho mẹ bầu
Trà nhiều caffein hoặc đường mặc dù không phải là lựa chọn tốt cho sức khỏe. Nhưng hiện có rất nhiều loại trà thảo mộc với hương vị thơm ngon hợp với mẹ bầu. Hơn nữa, đây còn là thức uống dinh dưỡng để bạn khởi đầu ngày mới tràn đầy năng lượng.
Bạn có thể sử dụng trà lá mâm xôi, bạc hà hay trà hoa nhài, hoa cúc. Tất cả chúng đều mang lại tác dụng thư giãn. Tăng cường hệ miễn dịch và giảm triệu chứng ốm nghén.
Nước mía là thức uống tốt cho mẹ bầu
Trong nước mía có khoảng 70% là đường. Còn lại là các loại khoáng chất như canxi, magie, kali, sắt…, các loại vitamin A, B, C. Gần 30 axit hữu cơ khác là những loại vi chất mẹ bầu cần bổ sung khi mang thai.
Bổ sung nước mía khi mang thai có thể giúp tăng nước ối và chống tình trạng chậm tăng cân ở thai nhi và thiếu cân ở những bà bầu bị nghén nặng. Bên cạnh đó, mẹ nào bị ốm nghén nặng còn có thể pha nước mía với nước cốt gừng. Chia ra uống nhiều lần trong ngày sẽ đỡ buồn nôn và ăn ngon miệng hơn.
Tuy nhiên, không phải vậy mà các bà bầu sử dụng nước mía quá nhiều được. Vì hàm lượng đường trong nước mía rất cao, nên uống quá nhiều nước mía có thể dẫn đến tăng cân quá mức. Tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ rất nguy hiểm. Mẹ có thể uống nước mía từ tháng thứ 3, 4, 5 nhưng chỉ nên uống 2-3 ly/ 1 tuần. Hạn chế uống vào buổi tối và buổi sáng sớm. Vì nước mía có thể làm lạnh bụng, khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu.