Trứng là một trong những thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm của nhiều gia đình. Các món ngon từ trứng gà như trứng chiên, salad trứng hay trứng luộc giúp bữa ăn của bạn thêm nhiều dinh dưỡng và phong phú trong bữa ăn hằng ngày hơn.
Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu thường sợ dung nạp quá nhiều trứng có đủ dinh dưỡng không. Đồng thời, ăn quá nhiều trứng gà có tốt cho thai nhi không. Để hiểu hơn về vấn đề ăn nhiều trứng gà có tốt không. Trứng có an toàn không thì mẹ bầu nên tham khảo qua thông tin trong bài viết nhé.
Hàm lượng dinh dưỡng của trứng gà đối với mẹ bầu
1 quả trứng luộc (50gram) chứa hàm lượng dinh dưỡng như sau:
- Lượng calo: 78.
- Chất béo: 5g.
- Natri: 62mg.
- Carbohydrate: 0,6g.
- Chất xơ: 0g.
- Đường: 0,5g.
- Chất đạm: 6g.
- Choline: 147mg.
Khám phá 3 lợi ích của trứng gà đối với phụ nữ mang thai
Một số lợi ích tích cực dành cho phụ nữ ăn trứng gà khi mang thai. Nếu bạn thưởng thức ở mức hợp lý gồm:
Trứng gà giúp mẹ bầu giảm nguy cơ thiếu máu
Nếu bạn muốn luôn cảm thấy tràn trề sinh lực trong suốt thời gian mang thai. Hãy bổ sung khoáng chất sắt một cách hợp lý. Cơ thể mẹ bầu sử dụng sắt để tạo thêm máu cho bạn và thai nhi. Cũng như hỗ trợ quá trình vận chuyển oxy từ phổi đến khắp cơ thể. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần phải ăn đủ chất, đặc biệt là sắt. Để không cảm thấy mệt mỏi cũng như hạn chế nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai. Một trong những gợi ý dành cho bạn là trứng gà.
Thực phẩm này chứa một lượng sắt đáng kể. Cũng như cung cấp lượng protein và các khoáng chất khác. Thích hợp để trở thành 1 bữa phụ hoặc “cứu cánh” cho những lúc bạn cảm thấy đói bụng.
Giúp mẹ bầu cân bằng đường huyết
Trứng có hàm lượng carbohydrate thấp. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc đã được chẩn đoán là tiền tiểu đường. Vì mẹ bầu chủ yếu sẽ cần ưu tiên những thực phẩm cho chỉ số đường huyết thấp.
Ăn trứng gà lượng vừa phải giúp thai nhi phát triển
Axit amin có trong protein là thành phần cấu tạo nên tế bào của cơ thể chúng ta. Do đó, mẹ bầu cần phải ăn thực phẩm giàu protein để giúp thai nhi phát triển bình thường.
Phụ nữ mang thai nên nhận được 40 đến 70 gam protein mỗi ngày. Một quả trứng gà chứa 7 gam dưỡng chất này. Vì vậy, ăn 1 quả trứng gà luộc là một cách dễ dàng để tăng lượng protein mà không cần thêm chất các chất béo phụ vào chế độ ăn uống của bạn. Ngoài ra, việc thực hiện chế độ ăn giàu protein. Có thể giúp mẹ bầu giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Nữ giới mang thai nên ăn bao nhiêu trứng gà?
Việc bạn có thể ăn bao nhiêu quả trứng gà luộc sẽ phụ thuộc vào chỉ số cholesterol trong cơ thể. Nếu cholesterol ở mức bình thường, mẹ bầu có thể ăn từ 3-4 quả trứng một tuần.
Mỗi quả trứng chứa khoảng 185mg cholesterol. Trong khi cơ thể chúng ta cần khoảng 300 mg cholesterol mỗi ngày. Việc ăn trứng mỗi ngày đối với mẹ bầu vốn có chỉ số cholesterol cao. Sẽ làm tăng các biến chứng thai kỳ không mong muốn.
Để an toàn hơn, bạn không nên ăn quá 20 lòng đỏ trứng gà trong 1 tháng. Hầu hết các bác sĩ đều khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai chỉ nên ăn lòng trắng trứng mà thôi.
Cách ăn trứng gà an toàn trong giai đoạn thai kỳ
Việc ăn trứng gà có thể gặp rủi ro nếu bạn chọn hoặc nấu thực phẩm này không đúng cách. Trứng sống hoặc chưa nấu chín hoàn toàn có chứa vi khuẩn Salmonella gây ngộ độc thực phẩm. Vi khuẩn này có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng bao gồm sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy, mất nước và đau bụng.
Do đó, để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như em bé trong bụng, bạn nên:
- Luôn bảo quản trứng trong tủ lạnh.
- Chọn mua trứng từ những nơi uy tín.
- Ăn trứng gà đã được luộc hoặc rán chín kỹ.
- Không để trứng chung với các thực phẩm tươi sống khác.
- Sau khi chế biến, nên ăn trứng ngay, hạn chế để qua đêm.
- Hạn chế ăn trứng dùng kèm với nước trà bởi có thể gây đầy bụng khó tiêu.
- Trong quá trình chế biến, nếu thấy trứng bốc mùi lạ, phải loại bỏ chúng ngay.
Mời bạn tham khảo thêm các thông tin thú vị khác tại đây.
Tháng cuối cùng của giai đoạn đầu mang thai nên ăn gì?
Trong tháng thứ ba của thai kỳ, tình trạng ốm nghén của thai sản đã giảm đáng kể. Vì thế, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cũng được phong phú hơn, thể hiện:
- Các mẹ nên ăn nhiều rau, củ quả hơn trong tháng này. Một số loại rau bác sĩ khuyên dùng như: Bí đỏ, Cà rốt, bông cải xanh, cải chíp, cải bó xôi, măng tây, ngô ngọt, khoai tây, khoai lang,…
- Thai phụ cũng nên uống nhiều nước hơn mỗi ngày. Các mẹ có thể sử dụng các loại nước ép sinh tố như: Nước táo ép, cam vắt, sinh tố bơ,…
- Uống thêm sữa mỗi ngày.
- Mẹ có thể bổ sung thêm các loại vitamin bằng một số loại thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh như: Gà rán, pizza, khoai tây chiên,… Các loại đồ ăn đóng hộp. Những loại này sẽ làm mẹ tăng cân nhanh chóng đồng thời cũng là nguyên nhân làm tăng huyết áp. Vì thế, mẹ bầu nên hạn chế ăn các loại thực phẩm này.