Cơ thể của bé dưới một tuổi vẫn chưa hoàn thiện. Vì vậy, bố mẹ cần lựa chọn thực phẩm cẩn thận nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của con không bị ảnh hưởng. Khi bé được sáu tháng tuổi thì mẹ đã bắt đầu cho bé ăn dặm. Nhưng hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện hoàn toàn, nên có 1 vài loại thực phẩm có thể gây “áp lực” lên những cơ quan ấy và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Mẹ đã biết đó là các loại thực phẩm nào chưa? Hãy cùng prosynews.com tìm hiểu và “gạch tên” chúng ra khỏi thực đơn cho bé dưới 1 tuổi nhé.
Những loại thực phẩm không tốt cho trẻ dưới 1 tuổi
Muối ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ
Mẹ không nên sử dụng muối khi chế biến thức ăn cho các bé dưới 1 tuổi. Bởi vì, nhu cầu muối của các bé trong giai đoạn này rất ít, và đã được bổ sung thông qua sữa mẹ. Cho nên lượng muối có trong thức ăn sẽ là dư thừa, và vô tình gây “áp lực” lên thận của bé. Các loại thực phẩm như pho mát, xúc xích, thịt hun khói cũng không nên có trong thực đơn cho bé ăn dặm dưới 1 tuổi. Do hàm lượng muối có trong các loại thức ăn này rất cao.
Không nên cho bé ăn thực phẩm nhiều đường
Thực đơn cho bé ăn dặm dưới 1 tuổi không nên có các thực phẩm chứa nhiều đường. Bởi vì, tập cho bé một thoái quen ăn ít muối, ít đường ngay từ nhỏ sẽ tốt cho sức khỏe cho bé sau này.Việc thường xuyên được ăn các món ăn chứa đường, sẽ khiến bé quen và thích ăn ngọt. Đây là một thoái quen không tốt cho sức khỏe tim mạch. Các loại thực phẩm như bánh, kẹo, nước ngọt sẽ khiến các bé rất thích, nhưng chúng lại ảnh hưởng tới răng của bé, và cũng có thể khiến bé đầy bụng và lười ăn hơn vào bữa chính.
Mật ong ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ
Một số mẹ sẽ “giật mình” khi thấy mật ong lại là một trong các thực phẩm “xấu” trong thực đơn cho bé ăn dặm dưới 1 tuổi. Nguyên nhân là do trong mật ong chứa nhiều đường, và bào tử Clostridium botulinum có thể gây ngộ độc, táo bón, hôn mê ở bé dưới 1 tuổi. Còn đối với các bé lớn hơn, thì hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé đã hoàn thiện nên đủ “sức mạnh” để vô hiệu hóa được bào tử này.
Không nên cho bé ăn dâu
Mẹ đừng nên cho các bé dưới 1 tuổi ăn dâu. Bởi vì trong dâu chứa nhiều axit có thể gây ảnh hưởng đến đường ruột còn non yếu của bé. Hơn thế nữa, dâu còn có khả năng gây kích ứng da, nổi sảy… Đối với các loại trái cây cũng chứa axit nhưng “lành” tính hơn như cam, táo, nho… thì mẹ cũng nên cho bé dưới 1 tuổi uống với dạng pha loãng( nước ép nguyên chất pha với nước lọc) để tốt hơn cho đường ruột của bé nhé!
Không nên cho bé ăn trứng
Trứng là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe do chứa nhiều canxi, đạm, vitamin D, kẽm… cần cho sự phát triển thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, thực đơn cho bé ăn dặm dưới 1 tuổi lại không nên có trứng. Bởi vì trứng là một trong các thực phẩm rất dễ gây dị ứng. Vì vậy, khi bé trên 1 tuổi mẹ mới nên cho bé ăn trứng, hoặc cũng có thể cho bé ăn sớm hơn nhưng với số lượng ít và chỉ cho ăn lòng đỏ của trứng. Do đạm trong lòng trắng trứng có thể khiến bé bị dị ứng, hoặc dị ứng phát triển trong tương lai.
Một số loại cá nên tránh
Các loại cá như cá kiếm, cá thu, cá maclin có hàm lượng thủy ngân cao. Do đó mẹ không nên cho các bé dưới 1 tuổi ăn các loại cá này, vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thần kinh của bé.
Sữa tươi chỉ thích hợp với bé trên 1 tuổi
Sữa tươi chỉ thật sự thích hợp cho thực đơn cho bé ăn dặm trên 1 tuổi. Nguyên nhân là do hàm lượng đạm, canxi, phốt pho trong sữa tươi rất cao, nên khi các bé dưới 1 tuổi uống vào sẽ dễ gây áp lực lên thận. Hơn nữa, các bé dưới 1 tuổi uống nhiều sữa tươi cũng dễ dẫn đến biếng ăn. Bởi vì trong sữa tươi chứa nhiều đạm, nên hệ tiêu hóa của bé cần một khoảng thời gian khá lâu để phân giải và hấp thụ hết lượng đạm ấy. Điều này sẽ khiến bé luôn có cảm giác no và biếng ăn hơn.
Vì sao không nên nêm 1 hạt muối nào khi chế biến đồ ăn dặm cho con
Thứ nhất, thận của trẻ dưới 12 tháng tuổi chưa trưởng thành như người lớn nên khả năng đào thải muối không tốt. Chức năng thận của trẻ em chưa hoàn thiện ngay từ lúc mới sinh ra mà chỉ đạt chức năng ngang người lớn sau 3 tuổi. Nghĩa là nếu như con bạn dưới 12 tháng tuổi, độ lọc của thận chỉ bằng 1/3 người lớn. Muối lọc qua thận, thận trẻ con chưa lọc nổi muối. Việc nêm muối ấy khiến con bạn quá tải muối trong cơ thể. Trước mắt thì gây tổn thương thận. Và lâu dài là gây các bệnh lý mạn tính như tim mạch, huyết áp….
Thứ hai, quan niệm nêm muối vào đồ ăn cho trẻ ăn ngon miệng là sai lầm. Ngon với người lớn chứ cực mặn với trẻ con. Đừng bao giờ áp dụng chế độ ăn người lớn cho con nít. Chúng ta hay nêm muối vào thức ăn vì đó là 1 trong 5 vị căn bản. Để giúp thức ăn ngon hơn. Một nồi canh nhạt nhẽo sẽ chẳng người trưởng thành nào nuốt nổi. Nhưng với trẻ con là hoàn toàn bình thường. Cũng giống như bạn thử uống sữa mẹ sẽ thấy nó lợ lợ và tanh đến nỗi nôn ói ra. Nhưng trẻ con vẫn bú 100% mỗi ngày và cao lớn đó thôi.