Năng lượng sinh ra từ hai quả chuối già hoặc ba trái hồng xiêm hoặc một trái xoài hoặc 6 múi sầu riêng bằng năng lượng của 1 bát cơm. Bạn cũng như rất nhiều bậc cha mẹ khác đã rất sai lầm khi nghĩ rằng, bớt đi lượng cơm của bé sau đó bù đắp bằng trái cây sẽ giúp cho bé giảm cân. Thật ra, các loại trái cây ngọt cung cấp một nguồn năng lượng rất cao. Có nghĩa là nếu bé ăn một trái chuối là bé đã ăn 1/2 bát cơm rồi. Với trẻ em, chỉ cần 1 ngày năng lượng nạp vào dư 150 Kcalo so với nhu cầu của cơ thể thì một năm bé sẽ tăng lên 13kg (150 Kcalo tương đương với một bát cơm hoặc 1,5 quả chuối hoặc 7 cái bánh đậu xanh hoặc 1 lon nước ngọt…).
150 calo tương đương với 1 bát cơm hoặc 1,5 quả chuối
Ngoài ra, các loại bánh snack, kẹo, trái cây hay các loại nước ngọt có gas, các loại nước có đường như nước mía, nước đá màu, sirô… cũng là những thực phẩm cung cấp năng lượng rất cao và là “năng lượng rỗng” (loại năng lượng chỉ được sinh ra từ chất đường) dễ gây tích tụ mỡ.
Chất béo cũng là loại chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cao nhất. Ví dụ, 1g chất béo cung cấp 9Kcalo, trong khi 1g chất đạm và 1g chất bột đường chỉ cung cấp 4 Kcalo. Nhưng hầu như các bé béo phì đều rất thích thịt mỡ (thịt ba rọi) và các loại thức ăn chiên (gà chiên, tôm chiên bột…). Bé không thể giảm cân nếu trong thực đơn của bé ngày nào cũng có thức ăn giàu chất béo.
Với trẻ em, chỉ cần một ngày năng lượng nạp vào dư 150 Kcalo so với nhu cầu của cơ thể thì một năm bé sẽ tăng 13kg (150 Kcalo tương đương với 1 bát cơm hoặc 1,5 quả chuối hoặc 7 cái bánh đậu xanh hoặc 1 lon nước ngọt…).
Vì vậy, nếu muốn giảm cân cho bé, bạn phải tuyệt đối nói không với những thực phẩm trên.
Dinh dưỡng từ chuối
Chuối là nguồn carbohydrate phong phú. Nó chủ yếu xuất hiện dưới dạng tinh bột trong chuối chưa chín. Và đường trong chuối đã chín. Trong quá trình chuối chín thì các thành phần carbohydrate sẽ thay đổi mạnh.
Chuối chưa chín có thành phần chính là tinh bột. Chuối xanh có chứa khoảng 80% tinh bột khô. Trong quá trình chín, tinh bột được chuyển thành đường và cuối cùng chỉ còn dưới 1% tinh bộ. Khi chuối chín hoàn toàn. Các loại đường phổ biến nhất có trong chuối chín là sucrose, fructose và glucose.
Chuối có chỉ số đường huyết tương đối thấp (GI) nằm trong khoảng từ 42-58. Và chỉ số này tùy thuộc vào độ chín của chúng. GI là thước đo mức độ carbohydrate trong thực phẩm xâm nhập vào máu. Và làm tăng lượng đường trong máu. Các loại chuối dài có hàm lượng tinh bột và chất xơ cao. Và nó được đánh giá là loại có chỉ số đường huyết thấp.
Dinh dưỡng của chuối chưa chín có một tỷ lệ cao kháng tinh bột. Chất này khi được đưa vào ruột sẽ không được tiêu hoá. Trong ruột già, tinh bột này được lên men. Bởi vi khuẩn để tạo thành butyrate-là một loại acid béo chuỗi ngắn-có tác dụng có lợi cho sức khỏe đường ruột.
Chuối cũng là nguồn thực phẩm có chứa nhiều loại chất xơ khác chẳng hạn như pectin. Một số pectin trong chuối có thể hoà tan trong nước. Khi chuối chín, tỷ lệ pectin tan trong nước tăng lên. Đó là lý do khiến cho chuối trở nên mềm hơn khi chúng già đi.
Xem thêm những bài viết khác tại đây.