Hướng dẫn bạn cách kỷ luật con sao cho đúng mực

Hà Vân

Hành vi sai trái của trẻ sẽ thường làm cho bố mẹ phải cáu giận. Hãy hít hơi để giữ lại được sự bình tĩnh và luôn nhớ được những mẹo sau để xử lý các sai phạm 1 cách êm thấm ở con trẻ. Kỷ luật là những gì mà bạn làm để thay đổi các hành vi của con, giúp cho bé học cách đặt ra giới hạn. Nhưng kỷ luật con như thế nào cho đúng cách?

Kỷ luật vẫn thường bị liên tưởng cùng với trừng phạt. Một số nền văn hóa thì ủng hộ đòn roi. Nhưng cũng nhiều quốc gia đã phản đối trừng phạt thể chất. Đòn roi được xem là sẽ có thể dẫn đến những sự thay đổi tiêu cực. Khiến trẻ cảm thấy bị xấu hổ và mất lòng tin. Trong khi đó kỷ luật lành mạnh, công bằng sẽ giúp trẻ trưởng thành cả về mặt cảm xúc và nhận thức.

Biện pháp củng cố hành vi tích cực

Trái với hình thức trừng phạt (ghi nhận hành vi tiêu cực) là biện pháp củng cố hành vi tích cực. Dùng lời khen để động viên mỗi khi trẻ làm điều tốt. Phương pháp này nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn. Giúp khuyến khích các hành vi tốt trong tương lai. Hãy ghi nhận những việc làm tốt của trẻ và động viên con kịp thời. Tất nhiên, đôi khi trừng phạt vẫn là cần thiết. Nhưng nếu sử dụng quá mức biện pháp này có thể khiến trẻ cảm thấy lo lắng, bất lực hay bực bội. Đây là phương pháp kỷ luật con sai.

Biện pháp củng cố hành vi tích cực

Giữ thể diện cho con chỗ đông người

Bạn thường bị kích động và hà khắc với bé hơn khi có nhiều người lớn khác. Bằng cách đó, nhiều người sẽ đánh giá cách dạy con của bạn. Vì thế cần dẫn con đến chỗ khác và trò chuyện riêng với con. Bởi kỷ luật nơi đông người sẽ làm bé bị bẽ mặt.

Kết nối lại sau mỗi lần kỷ luật

Nếu trước đó bạn đã lỡ kỷ luật con bằng cách mắng chửi; đánh đòn, cấm túc. Và sau đó bạn luôn hối hận vì mình là một phụ huynh dở tệ. Nhưng việc tự trách mình có thể làm bạn sa đà. Vào việc bù đắp cho con muốn gì được nấy hơn. Vậy nên, hãy tỉnh táo để khắc phục lại bằng cách kết nối lại. Hãy đến bên con và hài hước “vừa rồi mẹ đáng sợ quá nhỉ, có thể diễn lại cho mẹ xem vừa rồi mẹ như thế nào không?!”.

Không bao giờ là quá muộn, hãy tìm một cái cớ. Nhớ đến một việc tiến bộ của con để nói: mẹ thấy gần đây con đã thay đổi và rất giỏi, nên mẹ thấy chúng ta sẽ cam kết bỏ những hình phạt như đánh đòn, cấm đoán con nhé.

Mỗi khi trẻ quấy, hãy dùng cách dễ chịu nhất

Mọi ý thích, hành vi của trẻ đều là bản năng. Bố mẹ thông minh luôn hiểu rằng hơn ai hết mình chính là người phải “cầm cương” được con ngựa bản năng đó bằng những cách dễ chịu nhất cho cả hai.

Mỗi khi trẻ quấy, hãy dùng cách dễ chịu nhất đừng dùng biện pháp kỷ luật

Khi bé muốn chơi tiếp ở siêu thị, không chịu về, hãy chọn đùa con và chạy đi “đố con bắt được” và chạy về hướng đậu xe. Sau đó cùng con cười giỡn và ra về. Không cần lúc nào cũng nghiêm trọng hoá và giảng giải biến bé thành “bà cụ non hiểu lí lẽ”. Trên đường về hãy điều hướng hỏi bé rằng: ở siêu thị rất vui, nhưng trên đường về nhà cũng rất vui phải ko con?

Cùng con rút ra kinh nghiệm sau khi kỷ luật

Khi cha mẹ mất bình tĩnh chửi mắng lớn tiếng, thì bé sẽ lấy lỗi sai của chúng ta ra làm trọng tâm, và cố dồn ép rằng do ba/mẹ sai trước. Lúc đó không còn cách nào khác bạn phải thừa nhận để chuyển sự chú ý của bé. Thẳng thắn thừa nhận lỗi sai với con và cùng nhau rút kinh nghiệm. Bằng cách đó bé sẽ không nhớ đến lỗi của cha mẹ, mà bé sẽ nhớ đến việc sẽ cùng nhau rút kinh nghiệm vào lần sau.

Với bé trên 4 tuổi, luôn hỏi con cách khắc phục mỗi khi phạm sai lầm. Bé phải nói ra để tập dần với việc tự chịu trách nhiệm. Thay vì khi phạm sai lầm, đều có ba mẹ bên cạnh đưa ra cách giải quyết và bé chỉ thực thi. Sau này bé sẽ rất lúng túng và không có bản lĩnh tự sửa sai.

Thay đổi thói quen của con bằng sự ân cần

Thay vì đưa ra yêu cầu “con đi cất đôi dép vừa mang về ngay”, hãy gợi ý để trẻ tự điều chỉnh hành vi “mẹ thấy đôi dép con đi về còn để ngoài cửa, con ra xem phải không?”. Hoặc như bé quên tắt đèn nhà vệ sinh “Con có nhớ rằng mình đã tắt đèn nhà vệ sinh chưa, con vào kiểm tra thử xem nhé”. Sự ân cần luôn hiệu quả hơn khi bạn cáu giận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Nên cho trẻ bắt đầu làm công việc nhà từ khi nào?

Trong những năm đầu thời gian học mẫu giáo, giá trị của công việc dạy trẻ làm việc nhà không phải chỉ là giúp bạn hoàn thành được bao nhiêu công việc. Mà chính là tạo ra thói quen giúp đỡ. Trong cuộc sống bộn bề hiện nay thì cha […]