Bệnh thoái hóa não ở người già là gì? Cách phòng bệnh hiệu quả
Bệnh thoái hóa não ở người già là gì? Cách phòng bệnh hiệu quả

Bệnh thoái hóa não (Teo não) ở người già là tình trạng thoái hóa tự nhiên của não do tuổi tác. Đây là một trong những triệu chứng nghiêm trọng hơn ở hệ thần kinh trung ương có liên quan đến hội chứng mất dần tế bào thần kinh hoặc liên kết giữa các tế bào bị tổn thương.

Bệnh thoái hóa não là một trong ba nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở các nước phát triển, xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Khả năng mắc bệnh này tăng dần theo độ tuổi nên cần hết sức lưu ý để theo dõi và điều trị bệnh kịp thời, tránh để lại hậu quả nghiêm trọng.

Bệnh thoái hoá não ở người già là gì?

Thoái hoá não hay còn gọi là bệnh teo não là triệu chứng bất thường xảy ra ở hệ thần kinh trung ương, có đặc điểm nội trội là các tế bào thần kinh mất dần số lượng hoặc mất kết nối với nhau. Người bệnh teo não sọ não thẳng nghiêng, não nhỏ dần đi, mô não thưa và các rãnh não giãn rộng.

Bệnh thoái hoá não là gì?

Những nguyên nhân dẫn đến thoái hoá não

  • Tuổi tác cao: Bệnh thoái hoá não thường xảy ra ở người già nhất là đối tượng trên 60 tuổi.
  • Di truyền.
  • Người già mắc các bệnh lý như: hẹp động mạch cảnh, dị dạng mạch máu hoặc xơ vữa động mạch.
  • Thoái hoá não ở người già còn do biến chứng từ các bệnh lý như Alzheimer, parkinson.
  • Mắc các bệnh lý về tim mạch khiến lượng máu cung cấp cho cơ tim, não bị thiếu hụt.
  • Sử dụng corticoid kéo dài hoặc có tiền sử chấn thương ở đầu.
  • Mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch.
  • Làm việc xuyên suốt, căng thẳng, stress kéo dài.
  • Lạm dụng các chất kích thích quá nhiều như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh lý thoái hoá não

  • Trí nhớ giảm sút nặng hơn là mất trí nhớ.
  • Rối loạn ngôn ngữ.
  • Rối loạn vận động như tay chân hay bị run, chuột rút ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt.
  • Sự lão hóa của người già thường bắt đầu với biểu hiện thay đổi tính tình và suy giảm trí nhớ.
  • Người bị teo não thường hay mệt mỏi, dễ tức giận, lo âu. Nặng hơn là lú lẫn, không nhớ được các thành viên trong gia đình, không nhớ ngày, tháng, năm…
  • Rối loạn nhận thức, mất khả năng định hướng thời gian, không gian.
  • Xuất hiện trầm cảm, ảo giác.

Xem thêm một số bài viết về phòng bệnh cho người lớn tuổi

Biến chứng của bệnh thoái hóa não ở người già

Ở giai đoạn nặng, khi mất khả năng tự chăm sóc bản thân, bệnh nhân sẽ dễ bị mắc các bệnh như:

  • Viêm phổi đường hít vì khó nuốt thức ăn và đồ uống nên dễ hít các chất này vào phổi.
  • Nhiễm trùng đường niệu do bệnh nhân thường không tự chủ được trong việc tiểu tiện, phải đặt thông tiểu. Ngoài ra, nếu bệnh nhân bị liệt toàn thân, các điểm tỳ, nhất là vùng lưng, xương, hai bên hông sẽ dễ bị lở loét.
  • Té ngã do bệnh nhân dễ bị mất định hướng nên vấp ngã, làm tăng nguy cơ gãy xương, thậm chí mắc phải các chấn thương nghiêm trọng vùng đầu như xuất huyết nội sọ…

Điều trị bệnh thoái hóa não

Chữa bệnh thoái hóa não là một vấn đề vô cùng khó khăn. Và thực tế là chưa có một loại thuốc hay biện pháp nào có thể làm chậm lại quá trình này.

Theo một số nghiên cứu, người mắc thoái hóa não có dấu hiệu suy giảm nồng độ acetylcholine trong não. Việc sử dụng thuốc donepezil và rivastigmine có thể giúp làm tăng nồng độ chất này và phần nào ngăn chặn bệnh thoái hóa não. Tuy nhiên không phải tất cả người bệnh đều phản ứng tích cực với thuốc điều trị.

Điều trị bệnh thoái hóa não

Bên cạnh đó, tình trạng suy giảm trí nhớ có thể được cải thiện bằng cách dán ghi chú nhắc nhở hay giúp đỡ người bệnh thực hiện các công việc theo thời gian biểu mối ngày. Việc duy trì chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao cũng có thể cải thiện một phần nào đó tình trạng sức khỏe cho người bệnh.

Phòng ngừa bệnh như thế nào?

  • Khám sức khoẻ định kỳ để kiểm soát tốt các bệnh lý và phát hiện các bệnh lý khác thường như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu…
  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê.
  • Hoạt động trí não thường xuyên sẽ giúp kích thích não bộ làm chậm quá trình teo não.
  • Tăng cường tập thể dục thể thao phù hợp với từng độ tuổi; và tình trạng sức khoẻ như đi bộ, tập dưỡng sinh, đạp xe đạp… giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não.
  • Hạn chế căng thẳng, stress.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho hệ thần kinh; như: folate và vitamin B12, Vitamin E và C, axit folic..

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Bật mí những cách phòng và điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Người cao tuổi rất dễ mắc các bệnh như đột quỵ, táo bón, đau lưng hay tiểu đường. Trong số đó, bệnh tiểu đường ở người cao tuổi chiếm tỷ lệ khá cao. Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) có thể gặp ở hầu hết mọi lứa tuổi với nhiều […]
Bật mí những cách phòng và điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi